HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC LỚP 4TB4

Thứ tư - 14/06/2023 09:25
Trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc, trẻ thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Thực tế giáo dục âm nhạc ở độ tuổi mầm non cho thấy, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ không thể tự phát triển, mà cần phải trải phải qua một quá trình: Học - chơi - tiếp xúc thường xuyên, liên tục. Giáo viên cần cho trẻ làm quen với âm nhạc mọi lúc mọi nơi.
HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC LỚP 4TB4
Các bé lớp 4 tuổi B4 Trường mầm non Biên Giang rất hứng thú khi tham gia hoạt động âm nhạc, ở hoạt động này bé được làm quen với nhiều dụng cụ âm nhạc khác nhau, ngay cả cơ thể bé cũng hòa vào giai điệu bài hát mà nhún nhảy uyển chuyển, nhịp nhàng theo lời cac của bài hát
Các bé cùng cô trò chuyện về hoạt động Giáo dục âm nhạc không thể thiếu trong hoạt động cho trẻ mầm non giúp trẻ mầm non :
*Tăng trí thông minh
Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra được mối quan hệ mật thiết giữa kết
 quả học tập với việc yêu thích âm nhạc của từng đối tượng. Âm nhạc giúp kích thích những phần liên quan đến phần đọc hiểu, toán học và phát triển tình cảm trong não bộ của con người. Do đó, âm nhạc hoàn toàn có thể mang lại một trí tuệ thông minh vượt trội.
2
 
* Tăng cường trí nhớ
Trong những nghiên cứu gần đây nhất đã chứng minh việc chơi nhạc từ khi còn nhỏ sẽ giúp cải thiện trí nhớ và tăng điểm số học tập của trẻ qua việc kích thích sự phát triển các vùng não bộ khác nhau.
3
 
* Tăng cường những mối quan hệ xã hội
Âm nhạc đưa những đứa trẻ thoát hoàn toàn khỏi vỏ bọc của bố mẹ, của chính mình. Với những đứa trẻ được tham gia một nhóm nhạc thường có khả năng tự kết nối với mọi người xung quanh, có kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng lãnh đạo nhanh hơn những đứa trẻ bình thường khác.
4
 
*Giúp trẻ tự tin thể hiện chính mình
Các bậc phụ huynh nếu muốn con mình tự tin hơn trước đám đông, dám đưa ra ý kiến và lập trường của riêng mình thì hãy lựa chọn cho con học nhạc ngay từ khi còn nhỏ. Bởi rất nhiều giáo viên giáo dục âm nhạc đều kết luận rằng: Những trẻ khi tham gia học nhạc đều ngày càng tự tin hơn và có những sáng kiến vô cùng ấn tượng và hữu ích.
Âm nhạc đem đến niềm vui, giúp con người trải nghiệm những sắc thái tình cảm khác nhau muôn màu trong cuộc sống. Đối với trẻ em, âm nhạc giúp chúng thể hiện cá tính của chính mình.
5
 * Rèn luyện tính kiên nhẫn ngay từ nhỏ
Trong những bài biểu diễn cùng với nhóm nhạc hoặc các bài trình diễn đơn lẻ tại lớp học nhạc, trẻ sẽ cần chờ đợi đến khi tới lượt của mình, điều này giúp trẻ rèn luyện được tính kiên nhẫn, biết chờ đợi.
6
 
* Giúp trẻ có thói quen học tập không ngừng nghỉ
Giáo dục âm nhạc mang đến kho tàng âm nhạc vô tận, đòi hỏi hỏi cần tìm tỏi, nghiên cứu, học hỏi. Do vậy, đối với những môn học khác, trẻ cũng sẽ tự mình tìm kiếm câu trả lời, đáp án hay những cách giải khác nhau.
7
                          
* Tăng khả năng sáng tạo
Một trong những thành công mà giáo dục âm nhạc mang lại đó chính là thúc đẩy tính sáng tạo tối đa của trẻ.Với những lợi ích mà giáo dục âm nhạc mang lại, tại sao chúng ta lại không cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc càng sớm càng tốt? Quá trình giáo dục âm nhạc cho trẻ được thực hiện bằng cách cho trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc thường xuyên như: học hát, nghe nhạc - hát, nhảy múa theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc… sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện. Tạo nên sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực.
 Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
 
 

Tác giả: Mầm non Biên Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 19 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 4.8 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Giới thiệu

Mục tiêu đào tạo

Nơi trẻ thơ phát triển vẹn toàn Là những người hoạt động lâu năm trong ngành giáo dục, chúng tôi hiểu rằng 2 đến 6 tuổi là khoảng thời gian quan trọng nhất của trẻ thơ, thời điểm mà trí thông minh, sự sáng tạo cũng như sự lớn lên về thể chất của bé được phát triển cao nhất . Mỗi bé đều là...

Hinh 1
Hinh 2
Hinh 3
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây