Đọc với một nhóm nhỏ
Đọc sách cùng trẻ hiệu quả nhất là đọc với một nhóm từ 1 - 3 trẻ. Điều này thường cho phép người chăm sóc có thể khắc họa về cuốn sách đến từng đứa trẻ thông qua các câu hỏi và trò chuyện về những hình ảnh và cốt truyện. Mỗi trẻ được quan tâm đúng mức tới nhu cầu đọc sách của mình. Số lượng trẻ trong một nhóm nhỏ như vậy khiến trẻ nào cũng có cơ hội được trò chuyện và bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình về những diễn biến trong trang sách.
Tập trung vào từ vựng
Những người chăm sóc nên chọn sách bao gồm các từ, ý tưởng mới và rõ ràng, hấp dẫn, kêu gọi sự chú ý vào những từ mới và thú vị trong cuốn sách, nhằm giúp trẻ em hiểu được ý nghĩa cốt lõi của lời nói. Để tập trung trẻ vào từ vựng, người lớn cần:
- Nói với trẻ về nghĩa của từ.
- Chỉ vào những bức tranh trong các cuốn sách với những chi tiết minh họa cho từ.
- Liên hệ từ mới với những từ mà trẻ đã biết.
- Nêu ví dụ về cách sử dụng từ trong câu.
Với những bước kể trên, từ ngữ mới được khắc họa đậm nét và mang tính trực quan với trẻ. Tích lũy từ mới cũng chính là tích lũy khái niệm, tri thức về đời sống giúp cho khả năng hiểu biết của trẻ có những sự phát triển song hành đồng thời cùng với khả năng biểu đạt cảm nghĩ về đời sống của trẻ.
Nhấn mạnh vào cách sử dụng ngôn ngữ trừu tượng
Những người chăm sóc khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và suy nghĩ về những điều mà trẻ không thể thực sự nhìn thấy trong sách. Người lớn sẽ hỏi trẻ nhằm giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ nói về những điều có thể xảy ra trong câu chuyện mà trẻ chưa đọc đến, hoặc những thứ có thể xảy ra. Trẻ em cần được khuyến khích sử dụng ngôn ngữ để thể hiện trí tưởng tượng và ý tưởng của mình. Khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ trừu tượng, người lớn cần:
- Hỏi để trẻ dự đoán những gì có thể xảy ra trong câu chuyện.
- Hỏi để trẻ tưởng tượng những gì nhân vật trong câu chuyện mà trẻ nghĩ tới hoặc có cảm xúc về họ.
- Hỏi để trẻ sử dụng ngôn ngữ phân tích ý nghĩa của những gì đang xảy ra trong cuốn sách.
Đặt câu hỏi và khuyến khích trẻ thảo luận
Trong khi đọc và chia sẻ, đặt câu hỏi về những hình ảnh và câu chuyện để khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ, kể cả ngôn ngữ trừu tượng.
- Hỏi trẻ những câu có tác dụng "gán nhãn" (định danh) cho tranh trong truyện. "Con có nhớ những con vật này tên là gì không?"
- Hỏi trẻ những câu có tác dụng khích lệ trẻ mô tả chi tiết hình ảnh hoặc câu chuyện. "Con có thể cho mẹ/cô biết những gì đã xảy ra với bé Trang đêm trước?".
- Đối với trẻ lớn hơn, cho trẻ dự đoán về những gì sắp xảy ra trong câu chuyện: "Con có nghĩ rằng buổi sáng sẽ xảy ra điều gì khi Nam tìm thấy các quả cầu lông trong túi của mình?".
- Hỏi trẻ lớn hơn để trẻ có thể tưởng tượng về các sự kiện vượt ra ngoài câu chuyện: "Nếu con sống ở sa mạc, con sẽ xây loại nhà gì?".
- Đối với trẻ lớn, các cuộc thảo luận về cuốn sách nên khuyến khích trẻ suy nghĩ, dự đoán, rút ra kết luận về lý do tại sao các nhân vật hành động hoặc cảm nhận cách họ làm.
Đọc nhiều lần một câu chuyện
Tận dụng lợi thế rằng, trên thực tế khi có cuốn sách yêu thích trẻ nhanh chóng tìm hiểu những gì xảy ra trong câu chuyện và sẽ háo hức để nói về những gì mình biết. Sử dụng cách đọc lặp đi lặp lại để kéo dài cuộc trò chuyện về những câu chuyện.
- Trẻ có thể trả lời câu hỏi về những câu chuyện bằng các từ để hỏi: ai, ở đâu, cái gì, tại sao, có bao nhiêu, bao nhiêu, bao lâu và bao xa...
- Gợi ý để trẻ có thể liên hệ câu chuyện với kinh nghiệm thực tế của trẻ.
Xây dựng chủ đề chủ điểm
Chọn ra những quyển sách cùng hướng về một chủ đề, chẳng hạn như "dưới biển" hoặc "rừng mưa", bao gồm cả truyện hoặc sách thông tin. Với việc xây dựng chủ điểm trong việc đọc sách cùng trẻ, người lớn sẽ cảm nhận rõ được những lợi ích như sau:
- Đọc nhiều sách về cùng một chủ đề mang lại cho trẻ em một chủ đề chung tạo nền cho những cuộc trò chuyện được mở rộng và phong phú về sau.
- Trò chuyện về một chủ đề tạo cơ hội cho "đường tròn đồng tâm" về từ vựng, trẻ có thể sử dụng những từ ngữ dựa trên chủ đề mới và khuyến khích trẻ sử dụng chúng. Điều này giúp trẻ nhớ các từ mới và làm sâu sắc thêm sự hiểu biết của họ về ý nghĩa của các từ.
- Các hoạt động liên quan đến chủ đề như: ví dụ cùng nhau xây dựng một bức tranh tường cho thấy cá và san hô khác nhau như thế nào sẽ khuyến khích hơn nữa trẻ em sử dụng và tìm hiểu các ngôn ngữ mới từ những cuốn sách đã được đọc cùng nhau trước đây.
Chia sẻ những câu chuyện giúp trẻ xây dựng ngôn ngữ nói (oral language) theo nhiều cách khác nhau: bao gồm phát triển kỹ năng nói và kỹ năng nghe, giới thiệu các khái niệm mới hoặc thông tin mới và tăng không chỉ vốn từ mà còn tăng khả năng xác định và giải thích ý nghĩa của từ mới. Qua sách vở, người lớn có thể giúp tẻ tập trung chú ý hơn vào từ vừng và các khái niệm và sử dụng chúng như một cơ sở cho các cuộc trò chuyện sau mỗi lần đọc sách, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm đọc.
Qua những cách làm cụ thể như: đọc với một nhóm nhỏ, tập trung vào từ vựng, khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ trừu tượng, khuyến khích trò chuyện thảo luận về sách, đọc nhiều lần một cuốn sách hay xây dựng chủ đề chủ điểm trong quá trình chia sẻ sách.... sẽ mang lại cho trẻ nhiều cơ hội giao tiếp thực tế, biến những câu chuyện của sách vở thành những chủ đề hội thoại gắn liền với đời sống hàng ngày.
Ý kiến bạn đọc
Trường Mầm non Biên Giang là trường mầm non công lập thuộc quận Hà Đông thành phố Hà Nội. Trường gồm 2 khu: Khu A đặt tại TDP Yên Thành phường Biên Giang, Khu B đặt tại TDP Hòa Bình phường Biên Giang quận Hà Đông TP Hà Nội. Tổng diện tích khuôn viên trường : >...