Hình thành thói quen ăn uống tốt cho trẻ

Thứ hai - 08/05/2017 10:10
Để mỗi giờ ăn không còn là nỗi ám ảnh của trẻ và gây căng thẳng cho các bậc cha mẹ, hãy tạo lập cho trẻ thói quen ăn uống theo các gợi ý dưới đây.
(Ảnh internet)
(Ảnh internet)

Giờ ăn hợp lý và cố định

Giờ ăn của trẻ lớn và trẻ nhỏ có sự khác biệt, do vậy cha mẹ cần lưu ý độ tuổi của trẻ để thiết lập giờ ăn không ảnh hưởng đến nếp sinh hoạt của trẻ. Sắp xếp giờ ăn hợp lý và cố định là điều đầu tiên trong việc tạo lập thói quen ăn uống cho trẻ. Việc này cha mẹ nên thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ để giúp trẻ "quen dạ", nhận biết được cảm giác no, đói, thúc đẩy nhu cầu ăn uống của trẻ.
Thời gian giữa các bữa chính và bữa phụ trong ngày nên sắp xếp cách nhau 2 - 4 tiếng. Khi gần đến bữa ăn, cha mẹ không nên cho trẻ ăn vặt.

Tạo không khí thoải mái trong bữa ăn

Để bữa ăn của trẻ không trở nên căng thẳng, cha mẹ hãy để trẻ lựa chọn thức ăn trẻ thích. Nếu trẻ chỉ ăn một loại thức ăn, cha mẹ có thể gợi ý để trẻ thử ăn các loại thức ăn khác. Cha mẹ không nên quát mắng hoặc dọa dẫm khiến trẻ sợ hãi mỗi khi đến giờ ăn.
Trong bữa ăn, cha mẹ không nên cho trẻ vừa ăn vừa chơi đồ chơi, xem ti vi... Việc này không tốt cho quá trình tiêu hóa của trẻ, đồng thời khiến trẻ không tập trung vào bữa ăn. Để trẻ cùng ăn với cha mẹ cũng giúp trẻ thêm hứng thú với bữa ăn. Tất cả thành viên trong gia đình cùng ăn uống vui vẻ giúp trẻ không cảm thấy việc ăn như một nhiệm vụ bắt buộc đối với trẻ.

Khuyến khích trẻ tự phục vụ

Trước bữa ăn, cha mẹ có thể giao cho trẻ một số việc nhỏ để chuẩn bị cho bữa ăn gia đình như: cất dọn đồ chơi, lấy bát, đũa, thìa, giấy ăn... Việc này sẽ giúp trẻ cảm thấy hào hứng với bữa ăn hơn.
Khi ăn, cha mẹ để trẻ tự xúc ăn. Trẻ bé có thể xúc chưa thành thạo, làm rơi, vãi thức ăn, cha mẹ không nên "nóng ruột" mà xúc hộ trẻ vì lúc này trẻ đang được tập luyện cơ bàn tay, ngón tay cũng như học cách điều chỉnh động tá để hoàn thiện kỹ năng.

Quản lý hành vi tiêu cực của trẻ

Vì nhiều lí do, một số trẻ sẽ có những hành vi tiêu cực trong giờ ăn như: ném đồ ăn, vứt thìa, giận dỗi... Cha mẹ nên bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách xử lí. Nếu những hành vi trên là do trẻ không thích món ăn, cha mẹ có thể lựa chọn món khác và nhắc nhở trẻ không thể hiện thái độ như vậy. Nếu trẻ giận dỗi vô cơ, cha mẹ kết thúc bữa ăn của trẻ và phớt lờ trẻ. Cha mẹ gợi ý để trẻ thấy chỉ khi ngoan ngoãn, trẻ mới được mọi người quan tâm và yêu mến.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu

Giới Thiệu Chung

Trường MN Biên Giang được thành lập từ tháng 7/1998 theo quyết định số 69/QĐ-UB của UBND huyện Thanh Oai. Sau 16 năm thành lập trường, được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và...

Hinh 1
Hinh 2
Hinh 3
Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây